Xử lý nước thải xi mạ – giải quyết các vấn đề về nước thải chứa kim loại
Đặc điểm
Nước thải từ quá trình xi mạ có thành phần đa dạng về nồng độ và pH biến đổi rộng từ 2 – 3 đến 10 – 11.
Đặc trưng chung của nước thải ngành xi mạ là chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng.
Tuỳ theo kim loại của lớp mạ mà nguồn ô nhiễm có thể là Cu, Zn, Cr, Ni,…
và cũng tuỳ thuộc vào loại muối kim loại được sử dụng mà nước thải có chứa
các độc tố như xianua, sunfat, amoni, crômat,…
Các chất hữu cơ ít có trong nước thải xi mạ, phần chủ yếu là chất tạo bông
chất hoạt động bề mặt … nên BOD, COD thường thấp và không thuộc đối tượng xử lý.
Đối tượng xử lý chính là các ion vô cơ mà đặc biệt là các muối kim loại nặng như Cr, Ni, Cu, Fe, …
Xử lý nước thải xi mạ kinh tế Việt Nam đang phát triển với hàng loạt khu
công nghiệp nặng, tạo công ăn việc làm cho nhiều người.
Đó là mặt tích cực, nhưng kéo theo đó là mặt tiêu cực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
có hàng loạt điểm nóng, báo động về môi trường trong thời gian qua.
Nhà nước hiện đang rất quan tâm, kiểm soát chặt chẽ đến vấn đề xử lý nước thải công nghiệp.
Một trong những ngành được yêu cầu nghiêm ngặt về xử lý chất thải là gia công kim loại
chất thải xi mạ chứa các tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Xử lý nước thải xi mạ quy trình xử lý
1. Quy trình xử lý nước thải mạ xi kiềm axit
Xử lý cho nước thải bị kiềm axit đó là trung hoà tới pH nằm trong khoảng từ 7,5 đến 9.
Việc trung hoà nước thải có thể được tiến hành một cách tự động bằng cách hoà trộn
thêm các dòng nước thải khác rồi dẫn toàn bộ qua hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đã được bố trí và thiết kế sẵn.
2. Quy trình xử lý nước thải xi mạ nhiễm crom
Với nước thải xi mạ có chứa nhiều crom thì cách xử lý đó là tách Cr6+ bằng cách
khử Cr6+ thành Cr3+ rồi kiềm hoá nước để kết tủa Cr3+ ở dạng hydroxit.
Các hoá chất được xử dụng có thể là Natri sunfit, Natri hydroxit, sắt II sunfat…
Khi dùng sắt II sunfat trong môi trường axit để xử lý nước xi mạ thì ta có phương trình:
H2Cr2O7 + 6FeSO4 = Cr2(SO4)3 +3Fe2(SO4)3 + 7H2O.
Khi dùng sắt II sunfat trong môi trường kiềm để xử lý nước xi mạ thì ta có phương trình:
Na2CrO4 + 3FeSO4 + 4NaOH + 4H2O = Cr(OH)3Ô + 3Fe(OH)3 + 3Na2SO4.
3. Quy trình xử lý nước thải xi mạ nhiễm Cyanua
Để xử lý nước nhiễm Cyanua thì cần phải thực hiện việc oxy hoá các Cyanua
và phức chất cảu nó thành những chất ít độc như Cyanat, Nito, Cacbonic.
Khi xử lý nước thải ngành xi mạ bằng natrihypoclorit, quá trình sẽ xảy ra như sau:
- NaCN + NaOCl = NaCNO + NaCl
- NaCNO + H2O = NaHCO3 + NH3Ó
- 2NaCNO + 3NaHCO3 + H2O = 2CO2 Ó + N2Ó + 2NaOH + 3NaCl
Các chất oxy hoá dùng trong quy trình nước thải mạ xi đó là khí Clo, hoặc Clo dạng lỏng,
hoặc có thể là hợp chất Clo vôi như vôi clorua, hypoclorit.
Khi tiến hành oxy hoá thì điều kiện đó là hoá chất oxy hoá sử dụng và nồng độ cyanua tự do, pH.
Các bước tiến hành Xử lý nước thải xi mạ đạt chất lượng
Quy trình xử lý được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1:
Nước thải xi mạ được thách ra thành dòng riêng biệt theo tính chất của người thải
Bước 2:
Nước thải có chứa kim loại crom được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô
sau đó được dẫn tiếp qua bể lắng để lắng các hạt cát, đất có kích thước hơn 2mm.
Tiếp đến, nước thải sẽ được đưa về bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ chất thải.
Tiếp nữa nước thải sẽ được đưa về bể oxi hóa-khử để khử kim loại Cr6+ xuống thành Cr3+
ít độc hại hơn trước khi đưa về bể keo tụ để tạo kết tủa crom.
Nước thải kim loại niken cũng sẽ được thực hiện các bước tương tư nước thải kim loại crom,
sau đó nước thải được đưa về bể keo tụ tạo bông để cặn kết tủa niken.
Nước thải có chứa cyanua sẽ trải qua các bước rồi đưa về bể oxi hóa-khử để oxy hóa cyanua trong nước thải.
Thường dùng các chất oxy hóa như: Clo, NaOCl, CaOCl2, thuốc tím KmnO4. H2O2
hoặc FeSO4. 7H2O để biến CN– thành một hợp chất canh berlin hay xanh pruxo không tan và không độc.
Bước 3:
Nước thải xi mạ sau khi được đưa ra khỏi bể keo tụ bông sẽ được đưa về bể lắng để lắng bông cặn kết tủa.
Phần bùn lắng lúc này sẽ ở dạng lỏng sẽ được ép tách nước bằng máy lọc ép bùn khung bản.
Phần nước trong sau lắng theo máng thu nước chảy về bể trung hòa để điều chỉnh lại độ pH
của nước thải trước khi xả thải ra ngoài nguồn tiếp nhận.
Nước thải đầu ra sau xử lý đạt quy chuẩn xả thải cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT.
Ảnh hưởng của Xử lý nước thải xi mạ tới môi trường, con người và sinh vật
Với môi trường
Nước thải ngành xi mạ thường chứa hàm lượng kim loại nặng rất cao (như Pb, Fe,….),
nếu nước thải ngành xi mạ chưa được xử lý mà thải ra môi trường sẽ là chất độc
đối với cá, thực vật dưới nước, vì ngưỡng cho phép khi tiếp xúc với kim loại nặng là rất nhỏ,
làm chết động vật phù du, làm cá bị bệnh, làm biến đổi tính chất hóa lý của nước.
Nước thải ngành xi mạ sẽ làm thoái hóa đất nếu nước thải ngấm vào đất, ảnh hưởng
tới sự phát triển của cây trồng, gián tiếp ảnh hưởng tới thu hoạch của con người.
Nước thải ngành xi mạ chứa hàm lượng kim loại nặng cao, nên thường gây ăn mòn, ảnh hưởng tới đường ống dẫn nước.
Với con người
Không chỉ ảnh hưởng bởi nước thải chưa qua xử lý mà điều cần bận tâm là hơi hóa chất
trong môi trường không khí.
Nếu con người hít phải hơi hóa chất trong quá trình làm việc với thời gian dài
có thể gây choáng, nhức đầu, buồn nôn, mức độ nặng có thể gây ngất, hôn mê.
Và thời gian tiếp xúc kéo dài sẽ bị ung thư phổi, gây bệnh về đường hô hấp….
Như crom (VI) khi tiếp xúc với da có thể gây lở loét do crom (VI) có tính ăn mòn.
Nước thải ngành xi mạ chưa qua xử lý, nếu con người sử dụng phải có thể bị bệnh kiết lị, tả,…
Trong nước thải ngành xi mạ có hàm lượng kim loại nặng nếu sử dụng nước bị nhiễm
xi mạ thì sẽ tích lũy, gây hại cho con người, tốn tiền bạc, có thể làm giảm tuổi thọ của con người.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay khi bạn đang tìm đơn vị Xử lý nước thải xi mạ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.