Xử lý nước thải sản xuất giấy – Xử lý nước thải ngành giấy
Giấy là vật phẩm không thể thiếu trong cuộc sống, phục vụ cho nhu cầu từ
trẻ nhỏ đến người lớn, từ sách báo, vở viết, giấy ăn, tờ rơi,…
Ngay cả khi xã hội phát triển, các thiết bị điện tử đang dần thịnh hành, thì vai trò
của giấy vẫn không hề suy giảm.
Hơn thế, nhu cầu in ấn và sử dụng giấy trong công nghiệp và đời sống ngày càng tăng lên.
Điều đó đặt ra yêu cầu xử lý nước thải ngành giấy công nghiệp chế biến giấy tiêu thụ
nhiều năng lượng, tài nguyên, cũng như tạo ra lượng nước thải khổng lồ.
Đặc điểm nước thải nhà máy giấy
Trung bình đối với mỗi tấn bột giấy được sản xuất cần đến khoảng 54 m3 nước.
Nước được sử dụng từ những giai đoạn đầu tiên trong quá trình sản xuất
- Sơ chế gỗ.
- Nghiền bột.
- Tẩy trắng.
- Sàng lọc, làm sạch.
- Bay hơi ngưng tụ.
Có đến 85% lượng đầu vào trở thành nước thải.
Đặc biệt thành phần nước thải nhà máy giấy có đặc thù ô nhiễm
Nhiều chất rắn, cặn lắng, bùn đất
Hàm lượng lớn chất hữu cơ, xenlulozo, lignin, carbohydrate,…
Nước thải thường chứa 10 – 30% xơ, sợi.
Hóa chất tẩy trắng (peroxit), hơi sulphit, kraft, CaCO3, bột talc, TiO2.
Nước thải đầu ra chứa BOD cà COD cao, dao động BOD5 từ 100 – 1.000mg/L, COD từ 300 – 4.000mg/L.
Điều này đặt ngành công nghiệp sản xuất giấy lên hàng đầu trong việc Xử lý nước thải
sản xuất giấy cũng rất quan trọng khi xây dựng một nhà máy để sản xuất giấy.
Yêu cầu và đặc thù trong việc Xử lý nước thải sản xuất giấy
Sản xuất giấy nên hàm lượng nước thải đầu vào trạm xử lý nước thải sản xuất giấy tương đối phức tạp
để xử lý đạt hiệu quả tốt nhất phải kết hợp các phương pháp cơ học, hoá lý và sinh học.
Các giải pháp xử lý phải phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án, không gây tác động phụ
tới khu vực lân cận.
Việc lựa chọn công nghệ và thiết kế hoàn chỉnh phải đáp ứng được những yêu cầu cần thiết sau:
- Hiệu quả kinh tế (chi phí đầu tư và vận hành hợp lý).
- Phù hợp với kiến trúc cảnh quan tổng thể của toàn khu vực.
- Phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất thuỷ văn của khu vực.
- Kiểu dáng công nghiệp phù hợp với quy hoạch trung của toàn bộ Dự án.
- Có khả năng xử lý được đa dạng nguồn gây ô nhiễm hữu cơ.
- Hiệu quả xử lý cao, chất lượng nước đầu ra phải đảm bảo và ổn định
- Đảm bảo tính liên tục.
- Vận hành, bào trì và bảo dưỡng định kỳ đơn giản.
- Thiết bị thay thế sẵn có và phổ biến trên thị trường.
Công nghệ xử lý của trạm xử lý nước thải sản xuất giấy được lựa chọn trên cơ sở các số liệu
đầu vào công suất thiết kế, điều kiện mặt bằng, cơ sở khoa học …
Xử lý nước thải sản xuất giấy được chia thành các giai đoạn:
- Xử lý bậc một
- Xử lý bậc hai
- Xử lý hoàn thiện
- Xử lý bùn.
Việc xử lý nước thải tối ưu chi phí là rất cần thiết tại Việt Nam, không ít nhà máy giấy
từng đứng trước thách thức lớn về môi trường vì không đầu tư trang thiết bị
hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy đạt chuẩn hoặc không xử lý nước thải
xả thải trực tiếp ra sông, hồ, biển, dẫn đến gây hại cho môi trường.
Quy trình Xử lý nước thải sản xuất giấy hiệu quả đạt chuẩn giá tốt
- Nước thải qua song chắn rác đến hố thu, tại đây nước thải được bơm trực tiếp
qua bể điều hòa bằng 2 bơm chìm hoạt động luân phiên.
- Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước, ổn định thành phần các chất
trong dòng thải của hệ thống xử lý hệ thống phân phối khí được sử dụng để cấp khí
nhằm ổn định chất lượng nước thải, tránh trường hợp xảy ra kỵ khí và lắng bùn cặn.
- Nước thải tiếp tục chảy qua bể phản ứng được pha trộn với hóa chất keo tụ.
dưới sự có mặt của các hóa chất PAC, polymer các hạt cặn lơ lửng có kích thước nhỏ
sẽ liên kết với nhau tạo thành các bông cặn có kích thước lớn và có khả năng nổi lên
dễ dàng dưới lực đẩy của hệ thống bọt khí trong bể tuyển nổi.
- Nước thải chảy vào bể tuyển nổi DAF với hệ thống cấp khí hòa tan giúp các
bông cặn nổi lên và được thu về ống trung tâm nhờ hệ thống gàu vớt bùn trên bề mặt.
- Nước sau bể tuyển nổi được bơm vào bể Aerotank quá trình xử lý sinh học
hiếu khí dựa vào sự sống và hoạt động của các vi sinh vật để oxi hóa chất hữu cơ
dạng hòa tan và dạng keo có trong nước thải, biến các chất có khả năng phân hủy sinh học
thành các chất ổn định nhờ vào lượng oxi hòa tan trong nước.
- Từ bể Aerotank, nước thải được bơm vào bể lắng, ở đây sẽ diễn ra quá trình tách bùn hoạt tính và nước thải đã xử lý.
- Từ bể lắng, nước thải được bơm lên bồn lọc áp lực để loại bỏ chất rắn lơ lững
còn sót lại trong quá trình xử lý..
Sau khi qua lọc áp lực, nước đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN12:2015/BTNMT.
Sự quan trọng với môi trường trong việc Xử lý nước thải sản xuất giấy
Ô nhiễm môi trường nước
Thành phần nước thải của ngành này có độc tính rất cao do chứa các hỗn hợp
phức tạp từ dịch chiết trong thân cây như nhựa, axit béo, lignin và một số sản phẩm
phân hủy của lignin đã bị clo hóa có độc tính sinh thái cao, rất khó phân hủy trong môi trường.
Ô nhiễm môi trường không khí khi sản xuất
- Quá trình sản xuất giấy, bột giấy phát sinh ra các hóa chất, hơi hóa chất
- Quá trình nghiền và sản xuất nguyên liệu
- Quá trình xeo giấy:
- Quá trình xông lưu huỳnh
Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn phát sinh từ sản xuất giấy và bột giấy bao gồm:
chất thải rắn sinh hoạt (các loại bao bì, giấy các loại, túi nilông, thủy tinh, vỏ lon…)
chất thải rắn sản xuất (bùn cặn từ bể tự hoại, bùn thải từ trạm xử lý nước thải,
tạp chất của giấy phế liệu, xỉ than lò hơi, lò đốt,…) chất thải nguy hại.
Giấy gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Công nhân trong ngành công nghiệp giấy và bột giấy tiếp xúc với các chất khác nhau
chẳng hạn như hydro sunfua và các hợp chất lưu huỳnh khử khác, clo, clo dioxide,
lưu huỳnh điôxit, terpen và bụi giấy.
Việc tiếp xúc nhiều các chất trên có thể gây các bệnh mãn tính về phổi,
các bệnh về máu, cũng như tang nguy cơ u lympho ác tính…
Xử lý nước thải sản xuất giấy Với đội ngũ chuyên gia kỹ thuật tận tâm và hiệu quả Minh Hà tự tin cung cấp
dịch vụ tư vấn & thiết kế và thi công công trình hệ thống xử lý nước thải cho nhiều
nhà xưởng, cơ sở sản xuất công nghiệp tại Bình Dương, TP. HCM và các tỉnh trên Toàn Quốc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.